Neuro Balance Ashwagandha
Griechischer Bergtee
Mariendistel

Thiếu sắt nên ăn gì? Cách bổ sung sắt đảm bảo hiệu quả

Thiếu sắt không phải chuyện hiếm gặp. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay bất kỳ ai đều có thể mắc căn bệnh này. Vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết “thiếu sắt nên ăn gì?” hay “cách nào để bổ sung sắt hiệu quả nhất?”

Trẻ nhỏ ăn gì khi thiếu sắt

Trẻ nhỏ được xem là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất. Những triệu chứng ban đầu của thiếu sắt không rõ ràng ở trẻ nhỏ. Các con vẫn sinh hoạt bình thường, không bỏ bữa, không ốm đau,… do đó bố mẹ không thể phát hiện được. Đến khi con gặp những biểu hiện nặng nề hơn như: chậm tăng cân, biếng ăn trong thời gian dài, da dẻ nhợt nhạt, mệt mỏi, quấy khóc,… lúc đấy bố mẹ mới cho con đi khám.

Phần lớn các bậc phụ huynh ngạc nhiên khi con mình bị thiếu máu. Nguyên nhân đầu tiên của bệnh thiếu máu đó là: cơ thể trẻ bị thiếu sắt trong thời gian dài. Chỉ có xét nghiệm máu mới cho biết chính xác: tình trạng thiếu máu của trẻ đang ở mức độ nào, nặng hay nhẹ, có nghiêm trọng không? Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp với trẻ.

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc trẻ thiếu sắt do đâu. Nguyên nhân đầu tiên đó là: chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ lượng sắt cho trẻ, cơ thể trẻ cần nhiều hơn mức đấy. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: trẻ sinh non thiếu tháng, hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề (không hấp thụ được sắt), trẻ bị ốm, trẻ đang trong giai đoạn điều trị bằng thuốc kháng sinh, trẻ thiếu máu do gen di truyền,… Dù trẻ thiếu sắt do nguyên nhân nào đi nữa, thì bạn vẫn phải bổ sung kịp thời hàm lượng sắt cho trẻ. Tránh tình trạng thiếu sắt kéo dài, nó có thể làm trẻ thiếu máu, suy nhược cơ thể, thậm chí suy giảm khả năng miễn dịch.

thiếu sắt nên ăn gì 3

Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? - luôn khiến các mẹ đau đầu. Mẹ nên xác định rằng: bổ sung sắt cho con là quá trình lâu dài, chứ không phải ngày một ngày hai. Mẹ phải thật sự kiên trì và nhẫn nại.

Tùy vào mức độ thiếu sắt (hoặc thiếu máu) của con, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cho con uống thuốc bổ sung sắt và ăn thực phẩm nhiều sắt. Trong đó, uống thuốc bổ sung sắt chỉ là biện pháp tạm thời (duy nhì 2-3 tháng), còn chế độ dinh dưỡng mới là yếu tố quyết định. Ngay sau đây, các mẹ sẽ biết cho trẻ ăn gì khi thiếu sắt:

- Các loại rau: Nếu con bị thiếu sắt (hoặc thiếu máu), mẹ nên chế biến các loại rau này cho con nhé: cải bó xôi, rau cải xoăn, súp lơ, khoai tây, cải xoong, đậu hà lan,… Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất sắt trong những loại rau này rất cao. Mẹ có thể nấu cháo, nấu canh hoặc xào với thịt, cá cho con ăn mỗi ngày. Không chỉ bổ sung sắt, rau xanh còn cung cấp các loại vitamin và muối khoáng cho cơ thể nữa.

- Các loại trái cây: Trẻ nhỏ rất thích ăn trái cây. Mẹ nên tăng cường cho con ăn trái cây, nhất là khi con bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Các loại trái cây chứa nhiều sắt phải kể đến: dưa hấu, dâu tây, quả chà là nho, đu đủ, chuối, cà rốt, cà chua,… Nếu bé lười ăn trái cây, bạn có thể xay sinh tố hoặc làm nước ép hoa quả cho bé. Đảm bảo bé sẽ thích thú ngay cho mà xem.

- Các loại thịt: Cơ thể trẻ nhỏ không thể thiếu đạm. Chất này đặc biệt cần cho sự phát triển của trẻ. Hàm lượng sắt có trong thịt động vật rất cao. Bên cạnh các loại rau và hoa quả, mẹ đừng quên bổ sung thịt trong chế độ ăn của con nhé. Nếu con bị thiếu sắt hoặc thiếu máu, mẹ nên cho con ăn nhiều: gan lợn, thịt nạc (thịt bò, thịt gà, thịt lợn tùy thích), các loại cá, ngao, sò, ốc, hến,…

thiếu sắt nên ăn gì 2

Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, mẹ nên xây dựng 1 chế độ ăn khoa học cho con. Trong đó, phân bổ tỷ lệ thích hợp giữa các chất (ưu tiên chất sắt, vì trẻ đang bị thiếu).

Để trẻ phát triển khỏe mạnh, mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các chất, vitamin và muối khoáng cần thiết cho trẻ. 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bổ sung thêm các thực phẩm khác (kể cả là nước lọc). Trẻ bú mẹ đầy đủ sẽ giảm nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu sau này. Các mẹ hãy tin tưởng vào nguồn sữa của mình nhé.

Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì?

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần gấp đôi hàm lượng sắt. Bởi lẽ lúc này, thai nhi trong bụng cũng cần chất sắt để phát triển. Ngay từ những tháng đầu mang thai, bác sĩ đã tư vấn mẹ bổ sung sắt hợp lý. Tuy vậy, không ít mẹ bầu vẫn rơi vào trạng thái thiếu sắt, thiếu máu. Nhiều mẹ lo lắng không biết thiếu máu nên ăn gì. Sau đây là những thực phẩm nhiều sắt dành cho bà bầu:

- Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí, hạt óc chó,…

- Bột yến mạch: có thể nấu cháo hoặc nấu canh.

- Quả chà là

- Súp lơ xanh

- Rau bina

- Thịt bò

- Các loại thịt nạc: thịt lợn, thịt gà

- Mật ong

- Bí ngô

- Lòng đỏ trứng gà

- Các loại ngao, sò, ốc, hến

- Các loại cá

- Nước cam

- Hoa quả: chuối, nho, mía

- Sữa bà bầu

thiếu sắt nên ăn gì 1

Trên đây là những thực phẩm nhiều sắt dành cho bà bầu, bạn có thể ăn mỗi ngày. Vấn đề đặt ra là ăn uống thế nào cho hợp lý. Đôi khi, mẹ bầu nghĩ mình bị thiếu sắt (thiếu máu) nên ăn rất nhiều các loại rau, loại quả và thịt nhiều sắt, mà quên mất rằng cơ thể cần cả những chất khác nữa. Bổ sung cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, đây là cách bổ sung sắt hiệu quả nhất.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu uống viên sắt khi mang thai. Và tiếp tục duy trình việc này cho đến khi sinh em bé. Cách này giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng thiếu sắt trong thời gian mang thai và vượt cạn.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà các mẹ lạm dụng thuốc bổ. Việc uống thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ dùng loại thuốc nào phù hợp nhất.

Cách bổ sung sắt ở các đối tượng khác

Các đối tượng khác (không phải trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai) sẽ ăn gì khi thiếu máu. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh thiếu máu không phải là ít. Nó xuất phát từ tình trạng thiếu sắt kéo dài.

Những người thiếu sắt nói chung có thể khắc phục bằng cách uống thuốc bổ sắt (theo chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, đây chỉ phương án tạm thời. Để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa bệnh thiếu máu tái phát, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Nhiều thiếu máu nên bổ sung các thực phẩm sau:

- Các loại rau xanh nhiều lá: rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh.

- Các loại thịt gia súc và gia cầm.

- Gan động vật.

- Các loại hải sản: tôm, cua, cá,…

- Sữa tươi và các loại thực phẩm chế biến từ sữa.

- Ngũ cốc dinh dưỡng.

- Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan, đậu nành.

- Các loại hạt: hạt bí ngô, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí.

Người thiếu máu nên tập thể dục thể thao mỗi ngày, đây là cách tăng cường sức khỏe tốt nhất. Cơ thể cường tráng, không có bệnh tật giúp bạn hấp thụ các chất (trong đó có sắt) dễ dàng hơn.

thiếu sắt nên ăn gì

Bổ sung sắt bao nhiêu là hợp lý (liều lượng đảm bảo cho từng đối tượng)

Yêu cầu hàm lượng sắt ở các đối tượng không giống nhau. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt của họ cao gấp đôi người phụ nữ bình thường. Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu trong 3-6 tháng đầu tiên của thai kỳ cần trung bình 30mg chất sắt/1 ngày. Những tháng tiếp theo cần ít nhất 27 mg chất sắt/1 ngày. Mẹ bầu nên bổ sung sắt mỗi ngày nhưng không vượt quá 45 mg sắt/1 ngày.

Đến khi sinh xong, phụ nữ vẫn nên bổ sung sắt, tuy nhiên mức độ ít hơn lúc mang thai. Phụ nữ sau sinh có thể bổ sung 20-25mg chất sắt/1 ngày. Duy trì việc này ít nhất 1-2 tháng sau khi sinh.

Trẻ nhỏ không thể thiếu sắt, bởi nó là tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện các chức năng ở trẻ. Trẻ càng lớn thì nhu cầu hàm lượng chất sắt càng tăng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu đời trẻ chỉ cần chất sắt từ sữa mẹ. Mẹ ăn uống đầy đủ, đảm bảo nguồn sữa cho con bú thế là đủ. Trong giai đoạn này, trẻ không cần bổ sung thêm chất sắt từ thực phẩm bên ngoài.

Sau 6 tháng đầu tiên, nhu cầu chất sắt của trẻ bắt đầu tăng lên. Mẹ nên cho con ăn dặm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu sữa mẹ không có đủ hàm lượng chất sắt, mẹ có thể cho con ăn thêm sữa ngoài (chất sắt trong sữa dinh dưỡng khá lớn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ).

Ở mỗi giai đoạn, trẻ có nhu cầu khác nhau về hàm lượng chất sắt. Bạn có thể theo dõi trong bảng sau:

Giai đoạn phát triển của trẻ

(chia theo lứa tuổi)

Bé trai

(mg/1 ngày)

Bé gái

(mg/1 ngày)

0-6 tháng tuổi

0.27

0.27

7-12 tháng tuổi

11

11

1 tuổi -3 tuổi

7

7

4 tuổi -8 tuổi

10

10

9 tuổi -12 tuổi

8

8

14 tuổi -18 tuổi

11

15

Nam giới trưởng thành cần 10-11mg chất sắt/1 ngày. Phụ nữ trưởng thành cần 14-15 mg chất sắt/1 ngày. Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cần 10-11mg/1 ngày. Để bổ sung sắt hợp lý, bạn nên căn cứ vào hàm lượng chất sắt tiêu chuẩn dành cho từng độ tuổi, giới tính. Tránh trình trạng bổ sung sắt quá nhiều. Bạn đừng suy nghĩ thừa sắt không ảnh hưởng gì. Hoàn toàn không phải vậy.

Thừa sắt ở người có thể gây ra các triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu, buồn ngủ. Nặng nề hơn là: sốt, chảy máu, hạ huyết áp, vàng da, suy gan, rối loạn đông máu, khó thở. Người thừa sắt trong thời gian dài có thể dẫn đến nhầm lẫn, lơ mơ, hôn mê và tử vong bất cứ lúc nào.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn câu trả lời “thiếu sắt nên ăn gì?”. Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm giàu chất sắt, bạn có thể chế biến nó thành những món ăn khác nhau. Cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng và phòng tránh nhiều bệnh tật.

Bổ sung chất sắt qua con đường ăn uống hiệu quả hơn rất nhiều so với việc uống thuốc đặc trị. Để có sức khỏe tốt nhất, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi và thể dục thể thao hợp lý. Sức khỏe là điều quý giá nhất với tất cả chúng ta.

Quý khách hàng quan tâm, click và đọc ngay thông tin sản phẩm Floradix Liquid Iron của Salus. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo mộc và nước trái cây cô đặc, giúp bổ sung sắt, vitamin C, B2, B6, B12. Góp phần tăng cường sức đề kháng, bổ sung năng lượng, giúp cơ hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng, phục hồi sức khỏe và da dẻ hồng hào hơn. Sản phẩm không chứa chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

 

 
 

Danh mục:

Tin tức
Tin mới