Neuro Balance Ashwagandha
Griechischer Bergtee
Mariendistel

Thiếu máu phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Thiếu máu là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với những bệnh nhân thiếu máu nhẹ biểu hiện ra bên ngoài không rõ ràng do đó chúng ta rất dễ bỏ qua. Nhưng khi bệnh tình chuyển biến nặng nó sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của bạn. Vậy nếu bị thiếu máu phải làm sao để có thể phát hiện và điều trị dứt điểm căn bệnh này

Chị Lê. T . Lan cư trú tại Hà Nội có đặt câu hỏi cho bác sĩ 

“Xin chào bác sĩ, trước đây sau 1 lần đi khám tổng thể tôi được chẩn đoán bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ, tôi thấy không có biểu hiện gì rõ ràng lắm chỉ thỉnh thoảng chóng mặt nên bỏ qua không điều trị. Thời gian gần đây tôi thấy cơ thể mệt mỏi, đuối sức hay chóng mặt, đặc biệt lúc đang ngồi đứng dậy mặt mũi sa sầm, da xanh xao. Vậy có phải là do bệnh thiếu máu gây ra? Nếu thế thật xin bác sĩ tư vấn thêm thiếu máu do thiếu sắt thì phải làm sao để khắc phục hoặc có thuốc gì điều trị dứt điểm tình trạng trên. Xin cám ơn bác sĩ!”

Tư vấn bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho bác sĩ. Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau. Bạn đang có biểu hiện của bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt đã được chẩn đoán trước đó nhưng do không điều trị nên tình trạng dẫn đến nặng hơn. 

thiếu máu phải làm sao  3

Thiếu máu là khi lượng hồng cầu trong máu sụt giảm dưới mức cho phép hoặc lượng hemoglobin trong hồng cầu thấp gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi các cơ quan trong cơ thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, đuối sức. Có nhiều loại bệnh thiếu máu nhưng phổ biến nhất vẫn là thiếu máu do thiếu sắt. Căn bệnh này để nói điều trị dứt điểm hoàn toàn chỉ bằng thuốc là không thể nhưng vẫn có những giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh kể trên. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh thiếu máu và khi bị thiếu máu phải làm sao để cải thiện tình hình sức khỏe thì mời bài đọc bài viết sau đây.

1. Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu sắt , thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt sẽ chia làm 2 giai đoạn đó là bệnh thiếu máu nhẹ và thiếu máu nặng hơn.

Đối với tình trạng thiếu máu nhẹ bạn hãy để ý cơ thể có những biểu hiện như cảm thấy đuối sức, cơ thể mệt mỏi nhiều hơn dù ít vận động, thiếu tập trung, xuất hiện dấu hiệu bất ổn về cảm xúc như hay cáu gắt.

thiếu máu phải làm sao 2

Đối với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nặng cơ thể sẽ bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt hơn như da xanh xao nhợt nhạt, thường xuyên chóng mặt choáng váng đặc biệt là lúc đổi tư thế, móng tay giòn dễ gãy, tình trạng khó thở, đau lưỡi, lòng trắng mắt chuyển màu màu xanh nhạt…

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu

Bệnh thiếu máu trong cơ thể người có rất nhiều nguyên nhân, bệnh nhân thiếu máu cần phải được chẩn đoán mình thiếu máu do nguyên nhân nào để có hướng điều trị thích hợp nhất. Một số nguyên nhân chính của bệnh thiếu máu:

2.1. Do di truyền 

Bệnh thiếu máu do di truyền phổ biến ở nước ta được chẩn đoán là bệnh thalassemia do đột biến gen globin alpha hoặc beta gây ra. Ngoài ra còn một số loại thiếu máu do di truyền khác là thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu bẩm sinh ác tính…

2.2. Do thiếu chất dinh dưỡng, người gầy, người bị suy nhược cơ thể 

Bệnh thiếu máu thường rất hay gặp ở những người gầy, người bị suy nhược cơ thể, kém ăn hoặc ăn uống không khoa học thiếu chất. Chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đầy đủ sắt, vitamin B12 và axit Folic, đây là 3 chất quan trọng trong quá trình hình thành máu trong cơ thể.

2.3. Mang thai và Sau sinh 

Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu máu do sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố, không ăn uống được do nghén ngẩm hoặc do mệt mỏi khi phải chăm sóc con cái…

2.4. Do tuổi tác (tiền mãn kinh) 

Thiếu máu cũng rất thường thấy ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh. Thiếu máu ở những lứa tuổi này luôn làm cho bệnh nhân thường xuyên chóng mặt, xây xẩm mặt mày, thiếu tập trung, cáu gắt. 

2.5. Trẻ em từ 3-5 tuổi cơ thể phát triển nhanh nhưng chất dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu

Thiếu máu ở trẻ em độ tuổi từ 3 – 5 tuổi mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển, vận động của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như gan, tim, trứng, cá, thịt bò, tôm…và rau củ quả chứa nhiều vitamin C.

2.6. Vận động viên thể thao có cường độ tập luyện cao 

Tập luyện quá sức cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Do đó mà những vận động viên thể thao có cường độ tập luyện cao sẽ phải có 1 chế độ ăn uống đủ chất và khoa học nhằm tăng cường dinh dưỡng để tạo máu, phòng chống thiếu máu dẫn đến suy tim.

3. Thiếu máu do thiếu sắt phải làm sao? 

Sau khi đã được chẩn đoán nguyên nhân của bệnh thiếu máu do thiếu sắt, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp để mang lại hiệu quả tích cực nhất.

3.1. Nguyên nhân do di truyền phải làm sao? 

Thiếu máu do di truyền không hề đơn giản, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác mình nằm trong trường hợp nào để có phác đồ điều trị thích hợp. Những người mắc bệnh thiếu máu do di truyền trước khi lập gia đình và có ý định sinh con cần được tư vấn tiền hôn nhân, làm các xét nghiệm tầm soát để tránh sinh ra những đứa trẻ mang gen bệnh.

3.2. Người suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng

Để khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần ăn uống ngủ nghỉ khoa học, bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt và các loại vitamin C, E. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung lượng sắt thiếu hụt bằng các sản phẩm thức uống, viên uống cung cấp sắt và các loại vitamin.

thiếu máu phải làm sao  1

3.3. Trong giai đoạn mang thai và sau sinh 

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con cần được nghỉ ngơi thường xuyên, tư tưởng thoải mái và đặc biệt cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài việc ăn uống đủ chất phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con còn được khuyên uống bổ sung thực phẩm chức năng chứa sắt và axit folic.

3.4. Đến tuổi tiền mãn kinh 

Ở tuổi tiền mãn kinh mà bị thiếu máu thiếu sắt phải làm sao? Ở giai đoạn này chu kỳ hành kinh của phụ nữ bị rối loạn, không đều có khi bị liên tục kéo dài dẫn đến cơ thể suy nhược, thiếu máu. Phụ nữ tiền mãn kinh cần được thăm khám thường xuyên, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, thường xuyên tập thể dục và cần được bổ sung thực phẩm bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và các vitamin thiết yếu khác.

thiếu máu phải làm sao

Bài viết tư vấn chi tiết về chủ đề thiếu máu phải làm sao đến từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của Salus, chúng tôi hy vọng mang đến cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh thiếu máu thường gặp. Để nhận được sự tư vấn, chuẩn đoán chính xác hơn cũng như tìm hiểu về phương pháp điều trị thiếu máu hiệu quả nhất xin quý khách vui lòng liên hệ 0243 623 0311 hoặc truy cập địa chỉ http://salus.vn/92-2/Salus-Floradix-Floradix-salus.html

 

Danh mục:

Tin tức
Tin mới