Neuro Balance Ashwagandha
Griechischer Bergtee
Mariendistel

Thiếu canxi ở mẹ bầu - Đọc để con mình sinh ra được khỏe mạnh

Bà bầu thiếu canxi không phải chuyện hiếm gặp. Kể cả khi bạn khỏe mạnh, chưa bao giờ bị thiếu canxi, thì lúc mang thai bạn vẫn không thể chủ quan. Bệnh thiếu canxi ở bà bầu gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho thai nhi. Có thể bạn chưa biết.

Nhiều người chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Cứ cho rằng: mình khỏe mạnh, chưa bao giờ bị thiếu hụt chất nào. Khi mang thai, họ không ngờ rằng mình bị thiếu canxi. Bà bầu thiếu canxi không phải chuyện nhỏ. Nó gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho thai nhi như: chậm phát triển, kém vận động, sinh non, nhẹ cần, sức đề kháng kém,… Chưa kể đến việc triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu khiến bạn mệt mỏi, ốm yếu trong suốt thai kỳ.

bà bầu thiếu canxi 3

Mẹ bầu thiếu canxi có biểu hiện đau nhức lưng, vai, chân, tay

Thiếu canxi ở mẹ bầu là gì?

Trước khi bàn sâu hơn về vấn đề bà bầu thiếu canxi, chúng ta phải hiểu thiếu canxi ở bà bầu là gì?. Thiếu canxi ở bà bầu là tình trạng: cơ thể người mẹ không có đủ hàm lượng chất canxi để cung cấp cho thai nhi. Bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu có thiếu canxi hay không thông qua các triệu chứng lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm máu.

Kết quả xét nghiệm máu khẳng định chính xác bà bầu thiếu canxi ở mức độ nào. Đây là căn cứ để bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị thích hợp nhất. Không chỉ riêng mẹ bầu, ngay cả những người bình thường (từ trẻ em đến người già) cũng cần hàm lượng canxi nhất định. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì yêu cầu canxi cao hơn hẳn.

Trong đó, một phần canxi cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Phần còn lại đáp ứng nhu cầu vận động cũng như trao đổi chất của chính thai phụ. Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu tiếp tục bổ sung canxi vào 2 thời điểm: sau khi sinh con và cho con bú.

bà bầu thiếu canxi 2

Mẹ bầu thiếu canxi cảm thấy mệt mỏi, không muốn vận động

Thiếu canxi không phải chuyện nhỏ. Nhiều mẹ bầu chủ quan xem nhẹ những dấu hiệu của cơ thể. Cho rằng đấy chỉ là những bất ổn khi mang thai. Thực chất không phải như vậy. Mẹ bầu đang thiếu canxi rồi đấy. Làm sao biết được mức độ thiếu canxi của mình đến đâu? Chỉ có đi khám tổng quát, mẹ bầu mới biết được điều đó.

Một thực trạng phổ biến đó là: mẹ bầu tự ý uống thuốc canxi. Họ ho rằng như thế là tốt cho cả con và mình. Không phải thế đâu bạn ạ. Mẹ bầu chỉ uống bổ sung canxi khi có chỉ định của bác sĩ. Căn cứ vào xét nghiệm máu, tuần tuổi của thai nhi mà bác sĩ kê đơn thuốc canxi cho mẹ. Uống loại thuốc gì, uống liều lượng ra sao,… mẹ bầu phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân thiếu canxi ở bà bầu

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc nguyên nhân thiếu canxi ở bà bầu là gì? Nó xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất là nhu cầu phát triển của thai nhi. Thứ hai là chế độ ăn uống của mẹ bầu.

Thai nhi trong bụng mẹ lúc nào cũng cần canxi. Mẹ đừng nghĩ khi nào con lớn mới cần canxi! Thực chất, nhu cầu canxi ở trẻ đã hình thành ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu khá bất ngờ, khi biết mình thiếu canxi khi mang thai được 8 tuần. Điều này không sai đâu các mẹ nhé.

Thai nhi không thể thiếu canxi trong quá trình phát triển hệ tim, hệ thần kinh trung ương, hệ xương và cơ. Nếu chế độ ăn uống của mẹ không đủ cung cấp canxi cho thai nhi, buộc bé phải lấy canxi từ hệ xương của mẹ. Điều này lý giải tại sao mẹ bầu hay cảm giác đau lưng, đau cơ và thường xuyên bị chuột rút. Đây chính là biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu phải đối diện với tình trạng ốm nghén. Thường xuyên nôn ói, đau đầu, chóng mặt, không thiết ăn uống. Nhiều mẹ cho biết không ăn được gì trong suốt 2 tháng đầu mang thai. Việc làm này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé không? Chắc chắn là có rồi. Nếu mẹ bầu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thì chính sức khỏe của mẹ không được bảo đảm, chứ chưa nói đến sự phát triển của thai nhi.

Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai khá cao. Cụ thể như sau:

- Trong 3 tháng đầu mang thai, nhu cầu canxi của mẹ là: 800mg/1 ngày.

- Trong 3 tháng giữa mang thai, nhu cầu canxi của mẹ là: 1000mg/1 ngày.

- Trong 3 tháng giữa mang thai, nhu cầu canxi của mẹ là: 1500mg/1 ngày.

Thai nhi càng nhiều tuần thì đòi hỏi canxi càng cao hơn trước. Canxi có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển toàn diện của em bé. Nếu mẹ muốn bé yêu của mình sau này khỏe mạnh rắn rỏi, hãy bổ sung hàm lượng canxi (theo đúng tiêu chuẩn) ngay từ khi mang thai.

Trong một số trường hợp nhất định, người mẹ mắc các bệnh lý về xương khớp, có thể trạng ốm yếu, cũng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất dinh dưỡng cho thai nhi. Hàm lượng canxi không đủ dẫn đến những bất ổn trong quá trình phát triển của thai nhi. Em bé dĩ nhiên không thể khỏe mạnh nếu thiếu canxi. Bản thân người mẹ cũng gặp những vấn đề sức khỏe sau sinh.

Hiện tượng thiếu canxi không chỉ xảy ra ở mẹ bầu, mà có thể kéo dài đến lúc sau sinh. Người mẹ phải đối mặt với gì, đó là tình trạng đau nhức hệ xương, khoang miệng gặp trục trặc, cơ thể mệt mỏi và ốm yếu,… Nếu duy trì tình trạng này, người mẹ sẽ không đủ sức khỏe để nuôi con.

bà bầu thiếu canxi 1

Mẹ bầu nên xét nghiệm máu để phát hiện bệnh thiếu canxi

Biểu hiện của mẹ bầu thiếu canxi?

Triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu bao gồm những gì? Bạn đã tìm hiểu về nó chưa? Nếu cơ thể của bạn xuất hiện 1 trong những dấu hiệu sau đây, thì chứng tỏ bạn bị thiếu canxi rồi đó.

Đau lưng

Đau lưng có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất: do thai nhi ngày càng lớn (gia tăng cả về chiều dài lẫn cân nặng), bụng mẹ to hơn trước rất nhiều. Mang theo một chiếc bụng lớn như vậy, mẹ chắc chắn không tránh khỏi hiện tượng đau lưng.

Nguyên nhân thứ hai, là cơ thể của mẹ thiếu canxi. Hàm lượng canxi có trong hệ xương của mẹ được chuyển giao bớt cho thai nhi. Thiếu hụt canxi ở hệ xương khiến mẹ gặp khó khăn trong vận động. Mẹ chỉ cần ngồi một lúc, hoặc bê vác nặng là đau lưng ngay tức khắc.

Tuy nhiên, không phải lúc nào “đau lưng” cũng là biểu hiện của bệnh thiếu canxi. Đôi khi nó là triệu chứng của các bệnh lý khác như: sỏi thận, viêm thận,… Tốt nhất, bạn đi thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác.

Chuột rút

80% bà bầu bị chuột rút trong quá trình mang thai. Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu canxi ở bà bầu. Chuột rút có thể diễn ra ở các bộ phận khác nhau như: đùi, bắp chân, bàn chân,… 90% mẹ bầu cho biết họ bị chuột rút vào ban đêm hoặc lúc sáng mới thức dậy.

Không chỉ là chuột rút, triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu còn dẫn đến hiện tượng tê buốt chân tay nữa. Tê buốt chân tay xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6, thứ 6 của thai kỳ. Một phần là do thai to chèn ép lên các mạch máu, khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn hơn trước.

Mẹ bầu không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào (dù là nhỏ nhất). Đôi khi nó chỉ là triệu chứng của việc thiếu canxi. Hoặc cũng có thể là 1 bệnh lý nào đó. Bạn nên khám thai định kỳ (theo đúng chỉ định của bác sĩ) để lường trước những sự cố có thể xảy ra.

Hay gãy móng tay

Canxi là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của móng chân, móng tay. Thiếu hụt hàm lượng canxi khiến móng tay của bạn không được khỏe mạnh. Nó thường xuyên bị sứt mẻ hoặc gãy, có thể khiến bạn đau nhức.

Cảm thấy đau răng

Như chúng ta đã biết canxi giúp hệ xương và răng chắc khỏe. Trẻ nhỏ thiếu canxi sẽ chậm mọc răng, chân tay yếu ớt. Người lớn cũng vậy. Nếu cơ thể của bạn bị thiếu canxi, thì răng không thể khỏe mạnh và sáng bóng được. Vấn đề này trầm trọng hơn ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu có nhu cầu canxi cao hơn người bình thường. Do đó, nếu ăn uống như bình thường (hoặc không bổ sung thêm vi chất canxi), thì mẹ bầu dễ bị thiếu hụt chất này. Triệu chứng của nó là gì: đau nhức răng, khả năng nhai kém đi, dễ bị sâu răng, răng lung lay hoặc xỉn màu. Mẹ bầu không nên xem nhẹ vấn đề răng miệng. Bởi nó là cửa ngõ của quá trình hấp thụ thức ăn.

Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống

Sau tất cả những triệu chứng trên, thì điều cuối cùng mà mẹ bầu gặp phải khi thiếu canxi đó là: tình trạng mệt mỏi, không muốn vận động. Lúc nào cũng như thiếu sức sống. Nhiều người đổ lỗi cho việc mang thai to, hoặc stress hay áp lực gì đó… Nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ mẹ bầu bị thiếu canxi.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi. Bạn không thể lường trước được hậu quả của thiếu canxi sẽ thế nào. Nó không tốt cho em bé sau này. Nếu cơ thể thiếu canxi dưới mức cho phép, mẹ bầu có thể sinh non, sinh con nhẹ cân hay gặp phải các bệnh lý khác.

Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng 2 cách sau: Cách thứ nhất là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (tập trung vào những thực phẩm giàu chất canxi). Cách thứ hai là uống bổ sung thuốc canxi (loại thuốc chuyên dành cho bà bầu).

bà bầu thiếu canxi

Mẹ bầu nên bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ

Nhằm giúp mẹ bầu sinh con khỏe mạnh, bác sĩ có thể kê thuốc bổ canxi ngay từ tháng thứ 4, thứ 5 của thai kỳ. Dẫu biết rằng thuốc bổ canxi rất tốt, cho hiệu quả tức khắc, nhưng không phải vì thế mà mẹ bầu lạm dụng nó. Thừa canxi cũng rất nguy hiểm, nó gây ra những biến chứng khô lường cho cả mẹ và bé.

Trên đây là tất cả những lưu ý dành cho phụ nữ mang thai, nhất là với bà bầu thiếu canxi. Sinh con an toàn và khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các chị em phụ nữ. Muốn vậy, các mẹ hãy chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả những việc này tạo nên tiền đề tốt đẹp cho bé ngay khi còn trong bụng mẹ.

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển cơ thể, phát triển chiều cao toàn diện. Đặc biệt, ở độ tuổi này, trẻ thường bị đổ mồ hôi trộm, quấy khóc nửa đêm. Siro Floradix Kindervital sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Với thành phần chiết xuất thảo mộc, nước trái cây cô đặc, cung cấp dồi dào Canxi và Vitamin D3 giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, giúp trẻ ngủ ngon giấc. Đồng thời bổ sung chất canxi hỗ trợ quá trình phát triển xương, chống tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ.

 

 

Danh mục:

Tin tức
Tin mới