Neuro Balance Ashwagandha
Griechischer Bergtee
Mariendistel

Bệnh thiếu máu thiếu sắt và những điều cần biết

Bệnh thiếu máu thiếu sắt rất thường gặp tại nước ta đặc biệt là chị em phụ nữ thời kỳ mang thai hay bước vào tuổi trung niên. Đây là loại bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu và có cách phòng cũng như chữa bệnh kịp thời và hiệu quả nhất!

7 biểu hiện thiếu máu thiếu sắt

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì? Chúng chỉ là triệu chứng của cơ thể bị thiếu sắt, lượng máu không đủ đáp ứng nhu cầu trong trao đổi chất. Dưới đây là list các dấu hiệu cơ thể báo động thiếu máu thiếu sắt bạn cần đặc biệt quan tâm:

Bệnh thiếu máu thiếu sắt và những điều cần biết

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu máu thiếu sắt

Kiệt sức, suy nhược cơ thể

Biểu hiện dễ thấy nhất của thiếu sắt gây thiếu máu chính là kiệt sức. Cơ thể bạn vì không đủ lượng máu dẫn đến việc quá trình trao đổi chất bị chậm, các cơ quan làm việc không hiệu quả.

Tuy nhiên, cơ thể cảm thấy kiệt sức mệt mỏi lại rất khó chẩn đoán là thiếu sắt, và thường người bệnh sẽ bỏ qua dấu hiệu này. Nếu bạn thấy kiệt sức thường xuyên đi kèm khó thở, xanh xao hay bồn chồn lo lắng hãy nghĩ tới cơ thể bạn đang báo động về tình trạng thiếu sắt đó.

Da xanh xao

Một biểu hiện thường thấy khi cơ thể thiếu sắt nữa chính là da trở nên xanh xao. Da xanh hay còn gọi là ốm yếu là do Hemoglobin bị thiếu hụt, không còn đủ lượng làm da bạn hồng hào.

Cách phát hiện tốt nhất chính là bên trong môi nhợt nhạt, phía trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt. Răng bạn trở lên hơi ngả vàng… Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất cho bệnh thiếu sắt thiếu máu.

Thường xuyên đau đầu

Thiếu sắt thiếu máu cũng có thể gây ra đau đầu thường xuyên. Điều này được giải thích là do thiếu máu khiến oxy trong não không nhận đủ, hệ tuần hoàn não bị thiếu khả năng hoạt động. Từ đó khiến động mạch não có thể sưng lên, điều đó gây ra hiện tượng đau đầu.

Rụng tóc ngày một nhiều

Thiếu sắt thiếu máu ở thể nặng sẽ có biểu hiện rụng tóc, mái tóc bị rụng ngày một nhiều mà không phải do nấm hay xạ trị hãy nghĩ ngay đến việc cơ thể đang thiếu máu. Điều này là do, lượng máu tạo oxy trong cơ thể quá ít do đó tóc không đủ dinh dưỡng để phát triển, trở lên yếu và dễ gãy rụng gấp 3 lần so với bình thường.

Lưỡi có nhiều biểu hiện kỳ lạ

Rất nhiều người khi cơ thể thiếu sắt thiếu máu biểu hiện rõ nét thường được tìm thấy ở lưỡi. Lưỡi của họ sẽ bị nhạt màu. Tuy nhiên, nếu thiếu máu quá nhiều lưỡi có thể mềm, dễ bị viêm loét lưỡi. Điều này được lý giải là do sắt cung cấp không đủ khiến lượng myoglobin bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Chân tay bồn chồn buồn bực

Biểu hiện của 15% người bị bệnh thiếu máu thiếu sắt có thể có chính là hiện tượng tay chân bồn chồn, buồn bực khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đứng ngồi không yên và có cảm giác lo âu bất an vô cơ.

Chân tay bồn chồn, dễ căng thẳng stress

Chân tay bồn chồn, dễ căng thẳng stress

Bạn thường xuyên bị stress, nhịp tim tăng và trống ngực đập mạnh. Điều này khiến cơ thể khó chịu, hiệu quả làm việc không cao.

Thèm ăn những thực phẩm lạ lùng

Cơ thể thiếu sắt có thể sẽ được phát hiện khi bạn bất chợt thèm ăn những thực phẩm lạ lùng. Nếu bạn thèm ăn đá lạnh khi trời không quá nóng, thèm ăn đất sét, vôi vữa… hãy thăm khám lập tức, đây là biểu hiện của cơ thể thiếu sắt trầm trọng.

Đây chính là 7 dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh thiếu máu thiếu sắt. Nếu cơ thể bạn thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, tim đập nhanh, tay chân buồn bực, da xanh xao… Tất cả biểu hiện này xuất hiện hãy nghĩ ngay đến hiện tượng thiếu máu thiếu sắt và thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu thiếu sắt

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi tắt là thiếu máu thiếu sắt có nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi cơ thể, mỗi người bệnh có thể là sự kết hợp của một vài lý do. Tuy nhiên, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này có thể nhắc đến bao gồm:

Mất máu quá nhiều

Một trong những nguyên nhân nhanh dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu máu thiếu sắt chính là mất máu quá nhiều. Trong khi đó lượng sắt dự trữ trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu sản sinh gây thiếu máu nghiêm trọng.

Mất máu có thể do quá trình phẫu thuật, cơ thể bị xuất huyết tại một vài vị trí như dạ dày, xuất huyết dưới da… Đôi khi mất máu là do kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài, quá trình sinh nở mang lại.

Lượng sắt cung cấp không đủ nhu cầu

Thiếu sắt chính là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Khi cơ thể vì một lý do nào đó không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết hay sự tăng đột ngột về nhu cầu khiến không đáp ứng được. Tất cả đều dẫn đến việc cơ thể thiếu máu thiếu sắt.

Nguyên nhân lượng sắt bị thiếu không cung cấp đủ có thể là do cơ thể giảm khả năng hấp thụ sắt. chế độ ăn uống không đủ chất…

Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh

Đôi khi bệnh thiếu sắt thiếu máu đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là do rối loạn chuyển hóa Hypotransferrinemia bẩm sinh. Điều này làm giảm sự hấp thu sắt khiến cơ thể thiếu máu thiếu sắt.

Chế độ ăn uống

Một nguyên nhân rất dễ gặp đặc biệt ở thiếu sắt thiếu máu thể nhẹ chính là do chế độ ăn uống dinh dưỡng không đầy đủ. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đặc biệt thịt bò, gia cầm, hoa quả màu đỏ, củ cà rốt, củ dền, ngũ cốc…

Chế độ ăn uống khiến lượng sắt không đủ

Chế độ ăn uống khiến lượng sắt không đủ

Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh thiếu máu thiếu sắt là do chế độ ăn uống thiếu chất, cơ thể giảm hoặc không có khả năng hấp thụ sắt, mất máu mãn tính hoặc mất máu nhiều do một vài nguyên nhân.

Đối tượng nào dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Sau khi biết đến các nguyên nhân gây bệnh thiếu máu thiếu sắt kể trên, hẳn bạn đã phần nào xác định được các đối tượng thường xuyên và dễ gặp loại bệnh này. Các đối tượng dễ mắc hiện tượng này nhất gồm:

Phụ nữ đặc biệt những người có kinh nguyệt nhiều

Phụ nữ mang thai và nuôi con

Đối tượng trong thời kỳ dậy thì

Người không có khả năng hoặc hấp thụ sắt kém bẩm sinh.

Người ăn chay và người bệnh ung thư.

Bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, viêm tá tràng…

Phụ nữ sau sinh

Trẻ sơ sinh, người suy dinh dưỡng.

Phụ nữ đặc biệt phụ nữ mang thai dễ gặp hiện tượng này

Phụ nữ đặc biệt phụ nữ mang thai dễ gặp hiện tượng này

Thiếu máu thiếu sắt gây hậu quả gì?

Bệnh thiếu máu thiếu sắt thường xuyên xảy ra nhưng không phải bất cứ ai cũng nắm được các hậu quả mà hiện tượng này gây ra. Một vài nguy hại có thể điểm qua như sau:

Thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu

Nếu bà bầu thiếu máu thiếu sắt không được bổ sung kịp thời dễ dẫn đến sinh non, tiền sản giật gây nguy hiểm khi sinh nở. Con sinh ra có thể trạng yếu, dễ bị thiếu máu bẩm sinh.

Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu thiếu máu trầm trọng sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tử vong ở cả mẹ và con. Vì thế cần phải khắc phục sớm nếu không may gặp phải hiện tượng này.

Tác động tiêu cực lên hệ tim mạch

Một hậu quả nghiêm trọng của thiếu máu thiếu sắt chính là tác động tiêu cực lên hệ tim mạch. Khi cơ thể thiếu máu, lượng oxy bị giảm sút dễ khiến tim đập nhanh, không ổn định. Điều đó khiến bạn dễ mắc bệnh động mạch vành hay đau thắt ngực thường xuyên.

Rụng tóc, bong móng, da xấu

Thiếu máu thiếu sắt sẽ làm da nhăn nheo, xanh xao, tóc bị rụng, yếu và rất mỏng. Điều này dễ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi ra ngoài hay giao tiếp gặp gỡ mọi người.

Đặc biệt món tay, chân dễ bị bong hỏng, mềm và lật gây đau nhức khi va chạm.

Giảm khả năng tư duy

Thiếu máu thiếu sắt cũng gây những hậu quả nghiêm trọng nên não bộ, hệ thần kinh. Lượng máu khiến tuần hoàn não không tốt, dễ gây đau đầu, ảnh hưởng khả năng sáng tạo, tư duy và tập trung làm hiệu suất công việc giảm đáng kể.

Ngoài ra, thiếu máu cũng có thể khiến bạn dễ mắc chứng hay quên, dễ căng thăng và stress. Cơ thể mệt mỏi khi vận động nhiều cũng là hệ quả đáng ghi nhận và lưu tâm ở bệnh thiếu máu thiếu sắt hiện nay.

Cách điều trị thiếu máu thiếu sắt

Làm gì khi thiếu máu thiếu sắt là câu hỏi được nhiều đối tượng rơi vào hiện tượng này tìm kiếm. Thực tế, đây là loại bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn tìm ra giải pháp điều trị kịp thời và chuẩn xác nhất.

Trước khi tiến hành điều trị cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Từ nguyên nhân sẽ có được cách điều trị phù hợp. Thông thường người bệnh sẽ được thực hiện quá trình điều trị như sau:

Bổ sung sắt dạng nước hoặc viên nang uống

Đây là phương pháp điều trị thường xuyên được áp dụng dành cho người bệnh. Chúng giúp cung cấp lượng sắt kịp thời và nhanh chóng nhất.

Thiếu máu do xuất huyết, khối u hay phẫu thuật bạn cần được điều trị kịp thời điều đó để hạn chế tình trạng nặng hơn của bệnh.

Bổ sung sắt dạng viên uống hoặc siro

Bổ sung sắt dạng viên uống hoặc siro

Cải thiện chế độ ăn uống

Một cách điều trị cũng như phòng bệnh thiếu sắt thiếu máu dễ dàng mà hiệu quả chính là chế độ ăn uống của bạn.

Hãy đảm bảo ăn đủ chất từ vitamin, protein… để có được sự tổng hợp lượng sắt dự trữ tối ưu.

Bạn nên bổ sung đa dạng thực phẩm chú ý bổ sung thịt bò, thịt gia cầm và đặc biệt các loại cá, rau củ quả… Bạn nên tăng cường ăn ngũ cốc, các loại hạt để đảm bảo lượng sắt dự trữ đầy đủ nhất.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh thiếu sắt thiếu máu. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cũng như cách điều trị khá đa dạng. Bạn khi nghi ngờ cơ thể thiếu sắt thiếu máu hãy thăm khám kịp thời để có biện pháp khắc phục tốt nhất!

Bạn có biết rằng, để phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, sẽ cần bổ sung vào cơ thể lượng lớn chất sắt, các loại vitamin. Với các thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo mộc và nước trái cây cô đặc, Floradix Liquid Iron     cung cấp sắt Gluconate, vitamin B2, B6, B12 và C, không chỉ giúp phục hồi sức khỏe, mà da dẻ cũng trở nên hồng hào hơn. Sản phẩm không chứa chất bảo quản, phẩm màu, thích hợp cho tất cả mọi người.

 
 

 

 

Danh mục:

Tin tức
Tin mới